cầu thủ huyền thoại châu Á

Ngày càng có nhiều cầu thủ chấu Á thi đấu tại trời Âu, thậm chí còn được cho là biểu tượng và gây tiếng vang lớn trong lịch sử bóng đá thế giới. Dưới đây chính là top cầu thủ huyền thoại châu Á từng làm mưa làm gió tại các giải đấu hàng đầu lục địa già. Hãy cùng Xoilac TV xem họ là ai nhé.

I. Những cầu thủ thuyền thoại châu Á xuất sắc nhất

1. Park Ji-sung (Hàn Quốc)

Park Ji-sung là một trong những biểu tượng của bóng đá Hàn Quốc

Một cái tên không quá xa lạ với những anh em thường theo dõi trực tiếp bóng đá đêm nay tại Xoi Lac TV đó chính là Park Ji-sung. Anh là một trong những cầu thủ châu Á có thành tích thi đấu tại châu Âu xuất sắc, đặc biệt là giai đoạn thi đấu cho Manchester United.

Ji-sung gia nhập đội chủ sân Old Trafford vào năm 2005 và là cầu thủ Hàn Quốc đầu tiên đeo tấm băng đội trưởng của Quỷ đỏ thành Manchester. Sở dĩ bởi, anh có thể thi đấu tốt ở mọi vị trí của tuyền tiền vệ, cùng với đó là nền tảng thể lực đầy sung mãn. Cũng bởi vậy mà cầu thủ người Hàn Quốc có biệt danh là “Park ba phổi” tại sân Old Trafford.

Trong 7 mùa giải khoác áo Man Utd, Ji-sung ra sân 134 lần tại Ngoại hạng Anh và ghi được 19 bàn thắng. Bên cạnh đó, anh cũng giành được 4 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 1 danh hiệu Champions League. Năm 2012, cầu thủ Hàn Quốc nói lời chia tay với Quỷ đỏ, gia nhập QPR và lập tức nhận vị trí đội trưởng. Tuy nhiên, do vấn đề tuổi tác mà anh rời đi chỉ sau một mùa giải thi đấu.

2. Kazuyoshi Miura (Nhật Bản)

Được biết đến với biệt danh “King Kazu”, Kazuyoshi Miura là một trong những cầu thủ huyền thoại châu Á, cũng như là biểu tượng của bóng đá Nhật Bản. Sự nghiệp của Miura bắt đầu tại Brazil vào năm 1986, với câu lạc bộ Santos FC.

Sau thời gian ở Brazil, Miura quay trở lại Nhật Bản và gia nhập câu lạc bộ Yomiuri FC (nay là Tokyo Verdy) vào năm 1990. Anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất của J.League, giúp đội bóng giành danh hiệu J.League đầu tiên. Đặc biệt, anh còn giữ kỷ lục là cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá chuyên nghiệp.

3. Ali Daei (Iran)

Ali Daei thi đấu ấn tượng tại Bayern Munich

Ali Daei là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Iran, không chỉ gây ấn tượng bởi sự nghiệp thi đấu đỉnh cao tại đội tuyển quốc gia mà còn để lại dấu ấn trên sân cỏ châu Âu. Với những màn trình diễn ấn tượng, cầu thủ người Iran gia nhập Bayern Munich vào năm 1997.

Tại đây, anh đã thể hiện được khả năng ghi bàn và có nhiều đóng góp quan trọng cho đội bóng Hùm Xám như giành chức vô địch Bundesliga, Champions League. Sau thời gian tại Bayern Munich, Ali Daei chuyển đến câu lạc bộ Hertha BSC Berlin. Dù thời gian thi đấu ở đây không kéo dài nhưng anh vẫn giữ được phong độ và tiếp tục ghi bàn cho đội bóng mới. Điều này đã giúp Daei trở thành cầu thủ nổi tiếng tại cả hai câu lạc bộ hàng đầu của Đức.

4. Cầu thủ huyền thoại châu Á: Son Heung-min (Hàn Quốc)

Với những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp, Son Heung-min đang là ngôi sao sáng giá nhất Đại Hàn Dân quốc sau thời của Park Ji-sung và Cha Bum-kun. Nếu như Ji-sung là cầu thủ châu Á thành công nhất về số danh hiệu thì Heung-min là cái tên xứng đáng khi xét về tiêu chí màn trình diễn cá nhân.

Gia nhập Tottenham vào năm 2015, cầu thủ Hàn Quốc đã trải qua mùa giải đầu tiên không mất thành công khi chỉ ghi được 4 bàn. Tuy nhiên, những năm sau đó, anh đã cải thiện được thành tích ghi bàn của mình. Đáng chú ý, mùa giải 2021-2022, Heung-min còn giành danh hiệu vua phá lưới Ngoại hạng Anh với 23 bàn thắng, trở thành cầu thủ châu Á đầu tiên đạt giải thưởng này.

Trong số những tiền đạo Ngoại hạng Anh hiện nay, Heung-min có lẽ là cầu thủ có lối chơi bóng đơn giản. Phong cách thi đấu của anh chính là nhận bóng ở những pha phản công, sau đó tăng tốc và ghi bàn.

5. Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Hidetoshi Nakata với những màn trình diễn tỏa sáng tại trời Âu

Nhật Bản không chỉ là đất nước của nền công nghiệp hiện đại mà còn là nơi sản sinh ra nhiều cầu thủ tài năng. Trong đó phải kể đến Hidetoshi Nakata, được xem là một trong những cầu thủ huyền thoại châu Á. Anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu tại CLB Bellmare Hiratsuka ở J.League năm 1997. Với phong độ thi đấu chói sáng, Nakata nhanh chóng được triệu tập vào đội tuyển quốc gia và thi đấu ấn tượng World Cup 1998 khi chỉ mới 21 tuổi.

Được đánh giá là một trong những cầu thủ trẻ tài năng nhất châu Á thời điểm đó, anh đã được CLB Perugia mua về và bắt đầu sự nghiệp chinh chiến sân cỏ châu Âu. Tại đây, cầu thủ Nhật Bản đã trở thành nhạc trưởng và ghi được 2 bàn thắng ngay trong trận đấu ra mắt.

Sau 2 mùa bóng thành công, trước sự giành giật của nhiều ông lớn tại châu Âu, Nakata đã chuyển đến thi đấu cho AS Roma vào năm 2000. Kể từ thời gian này, anh đã mang về những danh hiệu Italia và trong bộ sưu tập đã có đầy đủ cả Copa Italia, Serie A. Đặc biệt, anh cũng là cầu thủ châu Á đầu tiên nâng cao danh hiệu Scudetto, và là một trong hai cầu thủ châu Á có tên trong top 100 của FIFA.

6. Cha Bum-kun (Hàn Quốc)

Không chỉ là huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc, Cha Bum-kun còn là cầu thủ đầu tiên của xứ sở Kim Chi ra nước ngoài thi đấu. Năm 1978, ông sang Đức thi đấu cho CLB SV Darmstadt 98. Tuy nhiên, tên tuổi của Cha Bum-kun chỉ thực sự được biết đến khi thi đấu cho Eintracht Frankfurt.

Tiền đạo người Hàn Quốc đa nhanh chóng gây dấu ấn tại Bundesliga, khi có được suất đá chính thức trong đội hình CLB và giành được Cúp quốc gia Đức, UEFA cup. Sự nghiệp của Cha Bum-kun còn được đánh giá cao khi chuyển đến Bayer Leverkusen vào năm 1983. Tại đây, ông không chỉ tiếp tục ghi bàn nhiều mà còn trở thành đội trưởng của đội bóng.

Có thể nói, sự nghiệp của ông ở châu Âu đã góp phần lớn vào việc mở đường cho các cầu thủ Hàn Quốc sau này có cơ hội thi đấu ở các giải đấu hàng đầu thế giới.

7. Yasuhiko Okudera (Nhật Bản)

Okudera với sự nghiệp thi đấu ấn tượng tại Bundesliga

Cái tên cuối cùng trong danh sách cầu thủ huyền thoại châu Á chính là Yasuhiko Okudera. Hơn thế, ông còn chính là cầu thủ châu Á đầu tiên thi đấu tại Bundesliga. Năm 1977, tiền vệ người Nhật Bản đã đầu quân cho CLB FC Koln, mở ra giai đoạn thi đấu thăng hoa trong sự nghiệp.

Ngay ở mùa giải đầu tiên, ông đã giành được cú đúp danh hiệu vô địch Bundesliga, cúp quốc gia Đức với Koln. Những năm sau đó, Okudera chuyển đến thi đấu cho Hertha BSC và Bremen. Tại Hertha BSC, ông đã giúp đội bóng này giành chức vô địch Hạng Nhất Đức (Bundesliga 2) vào năm 1978, giúp họ quay trở lại hạng đấu hàng đầu Bundesliga.

II. Kết luận

Có thể thấy, những cầu thủ huyền thoại châu Á không chỉ là ngôi sao sân cỏ mà còn là biểu tượng của niềm đam mê, sự cống hiến cho bóng đá khu vực. Họ chính là những người đã mở ra cơ hội cho cầu thủ trẻ châu Á muốn chinh phục sân cỏ châu Âu.

Top 7 cầu thủ huyền thoại châu Á ấn tượng tại châu Âu

You May Also Like